Giỏ hàng

Thông điệp “mỗi người dân là một chiến sĩ trong phòng chống dịch bệnh”

Với thông điệp “mỗi người dân là một chiến sĩ trong phòng chống dịch bệnh”, chúng ta phải có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội trong cuộc chiến chống dịch bệnh.

Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: hạn chế đi lại, tránh tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay, ăn uống đủ dinh dưỡng và khi đến nơi công cộng cần phải mang khẩu trang.

Vậy sử dụng loại khẩu trang nào để phòng chống dịch bệnh, đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

  1. Sử dụng loại khẩu trang nào để phòng chống dịch bệnh?

     Về khẩu trang, hiện nay có 2 loại cơ bản sau:

    - Khẩu trang y tế thông thường:

Là loại khẩu trang được sản xuất theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-1:2010 với cấu trúc gồm các lớp vải: có thể có từ 2 đến 4 lớp vải không dệt, dạng phẳng, có gấp nếp; lớp vi lọc; thanh nẹp mũi; dây đeo.

Khẩu trang y tế thông thường có 2 mặt. Mặt ngoài thường có màu (xanh, hồng, vàng, tím,…), không thấm nước. Mặt trong thường là màu trắng, có khả năng hút ẩm. Hai mặt có màu khác nhau giúp người sử dụng dễ dàng phân biệt và đeo khẩu trang đúng cách.

Phần quan trọng nhất của khẩu trang y tế thông thường chính là lớp vi lọc. Lớp vi lọc thấu khí nhưng không thấm nước. Lớp này có chức năng lọc bụi, vi khuẩn,…

Hiện nay do tình trạng khan hiếm của lớp vi lọc nên Bộ Y tế cho phép thay thế lớp vi lọc bằng lớp vải không dệt 3 lớp SMS (Spunbond + Meltblown + Spunbond Nonwovens).

    - Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn:

Là loại khẩu trang sản xuất theo kỹ thuật được ban hành kèm theo Quyết định số 870/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế.

Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn có tối thiểu 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp có tính kháng nước, kháng giọt bắn đường hô hấp hoặc kết hợp kháng khuẩn; các lớp còn lại là lớp lọc, kháng khuẩn (lớp kháng khuẩn là vải kháng khuẩn, nano bạc, than hoạt tính hoặc tương đương); dây đeo.

Danh mục tin tức

Facebook Top